0965.546.488

Đàn Nhị và những điều có thể bạn chưa biết

Đàn Nhị là một trong những loại nhạc cụ góp phần làm nên sự đa dạng, phong phú của dàn nhạc truyền thống với những đặc trưng mang đậm màu sắc dân tộc. Trong bài viết này, mời bạn cùng AHK tìm hiểu về những thông tin cơ bản của đàn Nhị 

Xem ngay:

Xem ngay:

Xem ngay:

Đàn Nhị là gì (bao gồm màu âm)? Cấu trúc của đàn Nhị

  • Đàn Nhị hay còn được gọi là đàn Cò đây là loại nhạc cụ thuộc dòng nhạc khí dây kéo cụ thể là bằng cung vĩ và đã có mặt tại Việt Nam từ lâu đời và thường xuất hiện trong dàn nhạc cụ của người dân tộc Kinh và nhiều dân tộc thiểu số khác như Mường, Tày, Thái, Khmer,.. với mỗi dân tộc, đàn Nhị sẽ được biến đổi chút ít về kích thước, chất liệu… để phù hợp với từng đặc điểm dân tộc.
  • Cấu trúc của đàn Nhị:

Ống nhị: đây là bầu cộng hưởng với vai trò khuếch đại âm thanh của đàn. Ống được làm từ chất liệu gỗ cứng, chắc chắn, dài 13,8cm có hình dạng như bông hoa rau muống trong đó một đầu được bịt kín bằng da rắn hoặc da kỳ đà, đầu còn lại xòe ra như hoa rau muống đang nở rộ.

Cần nhị: bộ phận này có hình dáng thẳng, thon dài khoảng 75,5cm với phần gần đầu cán được uốn mềm mại ngả về phía ngược hướng với ống nhị, nhìn tổng thể cần đàn có bóng dáng yểu điệu, mượt mà như cổ chú cò lả. Cần nhị có thể cắm xuyên qua ống nhị.

Trục dây: đàn Nhị có hai dây làm từ chất liệu nilon, tơ hoặc kim loại trong đó với dây nilon và dây tơ sẽ cho ra âm thanh dịu dàng mà mềm mại, còn với dây kim loại cho ra âm thanh cứng và rõ ràng. Trong 2 dây sẽ có 1 dây lớn và 1 dây bé hơn nằm ngoài.

Đàn Nhị và những điều có thể bạn chưa biết
Đàn Nhị và những điều có thể bạn chưa biết

Cử nhị: hay còn gọi là khuyết nhị, cái suốt đây là một vòng bằng đồng hoặc tơ, được sử dụng với mục đích giữ nên đàn, có thể linh hoạt di chuyển lên xuống. Trước khi được cố định, hai dây đàn sẽ được xỏ xuyên qua cử nhị, nhờ có bộ phận này mà hai dây đàn sẽ được bóp lại sát nhau trong quá trình đi từ trục nhị tới ngựa đàn, nhờ vậy mà độ cao của dây đàn có thể được thay đổi. Âm sẽ càng cao khi cử nhị được kéo về phía bát nhị và ngược lại âm sẽ thấp khi cử nhị được kéo về phía cần nhị.

Cung vĩ: cấu tạo như một cây cung, phần cứng được làm từ gỗ mềm dẻo hoặc tre được uốn cong, phần dây để kéo được tạo từ sợi tơ hoặc lông đuôi ngựa. Cung vĩ luôn phải được luồn vào giữa hai dây đàn (cung vĩ và đàn không thể tách rời trong quá trình chơi đàn).

Đàn Nhị và những điều có thể bạn chưa biết
Đàn Nhị và những điều có thể bạn chưa biết

Tính năng và sử dụng

Tính năng

Đàn Nhị sở hữu mức âm vực rộng hơn 2 quãng tám vì vậy âm thanh phát ra vô cùng sáng, vang vọng, đồng thời âm cũng vô cùng rõ ràng mà rất mềm mại, uyển chuyển. 

Để thay đổi độ vang, giảm âm sắc ta làm như sau:

  • Sử dụng đầu gối trái che kín một phần đầu xòe của bát nhị khi ngồi trên ghế chơi đàn.
  • Trường hợp bạn ngồi trên chiếu hoặc phản để kéo đàn, sử dụng ngón chân cái chạm vào phần da của bát nhị.

Khi đó âm thanh phát ra của đàn Nhị trở nên ma mị, bí ẩn và cuốn hút, bộc lộ toàn bộ tâm trạng bài nhạc.

Sử dụng

Trong môn nghệ thuật hát Xẩm, đàn Nhị có thể nói là đảm nhiệm vai trò chính, bên cạnh đó đàn Nhị còn góp mặt vào các dàn Nhã nhạc, phường bát âm,… và thậm chí là cả dàn nhạc tổng hợp. Ngày nay, người chơi còn sáng tạo khi cho đàn Nhị góp mặt vào dàn nhạc rock, pop khiến bản nhạc vừa mang nét hiện đại nhưng vẫn có âm hưởng quê hương truyền thống.

Cách sử dụng: tay trái giữ dọc nhị và sử dụng phần thịt ở giữa ngón tay hoặc đầu ngón tay để bấm dây đàn. Tay phải cầm cung vĩ và di chuyển qua lại để tạo nên âm thanh.

Hiện nay có nhiều kỹ thuật chơi đàn như ngón láy, ngón vuốt, ngón nhấn,… để điều khiển cung vĩ theo mong muốn.

Đàn Nhị và những điều có thể bạn chưa biết
Đàn Nhị và những điều có thể bạn chưa biết

Tư thế biểu diễn đàn Nhị

Có ba tư thế chơi đàn Nhị cơ bản như: ngồi, ngồi giường ván và đứng.

  • Tư thế ngồi: hai chân dựng thẳng, để thoải mái dưới đất. Mặt bầu cộng hưởng để xuống giữa hai đùi khoảng mười phân và còn lại sẽ ở phía trên của đùi
  • Tư thế ngồi giường ván: ở tư thế này, người chơi sẽ ngồi xếp bàn tròn và để ngửa bàn chân phải. Chân bên trái đè lên giữa bầu cộng hưởng trong đó bầu cộng hưởng nằm ngang và cần đàn để thẳng. Ngón chân cái để sát phía dưới con ngựa giúp điều chỉnh âm thanh bằng cách ấn nhẹ ngón chân vào con ngựa.
  • Tư thế đứng: bầu cộng hưởng của đàn Nhị được tì ngang thắt lưng.

Cách lên dây đàn Nhị

Đàn Nhị có nhiều cách lên dây như lên dây ở quãng r, quãng 3, quãng 4, quãng 6 và thân thuộc nhất là cách lên dây quãng 5. 

Cách chơi đàn Nhị

Để chơi đàn Nhị cần kết hợp cả kỹ thuật của cả tay phải và tay trái

Tay phải

Đây thường là tay sử dụng cung vĩ, cung vĩ càng được điều khiển linh hoạt càng tạo ra âm thanh bay bổng, trữ tình hoặc mạnh mẽ, dứt khoát.

Có 4 kỹ thuật chơi đàn Nhị là:

  • Cung vĩ liền: các nốt nhạc được kéo liên tiếp, hòa quyện vào nhau tạo lên sự luyến láy như giọng hát của ca sĩ.
  • Cung vĩ rời: các nốt nhạc được kéo rời nhau tạo nên sắc thái khác cho dàn nhạc.
  • Cung vĩ ngắn: dùng cung vĩ kéo các nốt nhạc dứt khoát, ngắn gọn.
  • Cung vĩ rung: sử dụng cung vĩ kéo qua lại liên tiếp tại một nốt, cách chơi này thường được diễn tấu trong những đoạn cao trào, vui vẻ.
Đàn Nhị và những điều có thể bạn chưa biết
Đàn Nhị và những điều có thể bạn chưa biết

Tay trái

Sử dụng tay trái bấm vào các dây đàn để tạo ra các nốt nhạc đa dạng với các kỹ thuật chính: ngón vuốt, ngón rung, ngón nhấn, ngón lay và bật dây.

  • Ngón rung: người chơi bấm nhẹ liên tục lên dây đàn để tạo nên độ ngân cho âm thanh.
  • Ngón vuốt: người chơi vuốt đàn từ trên xuống dưới hoặc từ dưới lên trên tạo nên âm thanh du dương, đu đưa theo giọng ca.
  • Ngón nhấn: việc này giúp âm thanh lên 1 cung.
  • Ngón láy (ngón vỗ): kỹ thuật này giúp bộc lộ hoàn hảo sự quyến luyến, ngậm ngùi của bản nhạc, người chơi sẽ sử dụng ngón cái bấm giữ một nốt trên dây đàn và dùng ngón trỏ ấn thả liên tục vào nốt cao hơn kề nốt ngón cái đang giữ. 
  • Bật dây: trường hợp này thay vì sử dụng cung vĩ, người chơi sẽ dùng chính ngón tay của mình để tạo ra âm thanh.
Xem nhiều bài viết hơn tại chuyên mục : Tin tức âm thanh

Địa chỉ mua đàn Nhị ở đâu?

Để kiểm tra & mua sản phẩm này bạn có thể đến trực tiếp 2 showroom của AHK tại:

  • Số 290A đường Bưởi, phường Vĩnh Phúc, quận Ba Đình, tp Hà Nội
  • Số 602/41B đường Điện Biên Phủ, Phường 22, quận Bình Thạnh, tp Hồ Chí Minh (Maps)

Hoặc

  •         Liên hệ Hotline: 0965.546.488 để được trợ giúp và tư vấn
  •         Website : Âm Thanh AHK