Hệ thống âm thanh phòng họp chuyên nghiệp là hệ thống các thiết bị âm thanh kết hợp với nhau mang đến hiệu quả tối đa cho cuộc họp. Đã là hệ thống thì sẽ có có ít nhất từ 3 thiết bị kết hợp với nhau tạo thành một hệ thống âm thanh hoàn chình.
Từ bài viết này bạn sẽ hiểu được một hệ thống âm thanh hoàn chỉnh từ cơ bản đến phức tạp. Từ đó bạn sẽ biết hệ thống âm thanh phòng họp của mình cần những thiết bị gì. Bạn sẽ hiểu những thiết bị đó mang lại tác dụng và hiệu quả như thế nào.
Âm thanh AHK là đơn vị chuyên tư vấn và lắp đặt hệ thống âm thanh phòng họp chuyên nghiệp. Chúng tôi tư vấn giải pháp âm thanh hiệu quả nhất, tối ưu nhất phù hợp với tình hình hiện tại nhất. Hãy liên hệ chúng tôi để được hỗ trợ và tư vấn.
Hệ thống âm thanh phòng họp chuyên nghiệp gồm những gì?
Để xây dựng được một hệ thống âm thanh phòng họp hoàn chỉnh thì bạn cần phải xác định được nhu cầu của bạn là gì. Hay nói cách khác là phòng họp yêu cầu phải đáp ứng những yếu tố gì. Bên cạnh đó là hiện tại phòng họp đang trống không hay đã có sẵn thiết bị gì đó rồi. Để mà mua mới thiết bị hoàn toàn hay là mua thiết bị kết hợp cùng thiết bị sẵn có.
Trong bài viết này mình sẽ trình bày theo hướng là phòng họp hiện tại chưa có thiết bị gì và bạn đang cần hệ thống âm thanh phòng họp hoàn toàn mới. Với những thiết bị bạn sẵn có rồi thì bạn nhẩm tính những thiết bị âm thanh còn lại là được.
Một hệ thống âm thanh phòng họp chuyên nghiệp gồm:
1.Bộ micro phòng họp
2.Thiết bị xử lý tín hiệu âm thanh
3.Loa phòng họp
4.Amply hoặc cục đẩy công xuất
Với những thiết bị trên là bạn có một hệ thống âm thanh phòng họp hội nghị hội thảo chuyên nghiệp rồi. Còn nếu muốn cao cấp hơn nữa thì bạn chỉ cần sử dụng thêm hệ thống phiên dịch, hệ thống ghi âm …
Tiếp theo đây mình sẽ đi vào chi tiết từng thiết bị một để xem thiết bị đó có tính năng, tác dụng và mang lại hiệu quả gì cho hệ thống âm thanh phòng họp nhé. Trong từng mục mình sẽ đưa ra nhiều phương án để bạn tìm hiểu sâu hơn.
Bộ micro phòng họp
Là thiết bị đầu tiên tiếp nhận tín hiệu âm thanh, giọng nói của người phát biểu. Thiết bị này chắc hẳn là ai cũng biết rồi, vì bạn nhìn thấy nó rất nhiều khi mà ta xem tivi, chương trình, biểu diễn … Nói chung là nhờ micro thu âm đó mà giọng nói sẽ phát ra loa.
Micro phòng họp có rất nhiều loại để bạn lựa chọn và sử dụng, điều quan trọng là nhu cầu âm thanh phòng họp của bạn như thế nào thôi. Mình sẽ liệt kê tất cả các loại sau đây và bạn chọn loại phù hợp với mình nhé.
Micro cổ ngỗng để bàn, để bục
Là loại micro thường được sử dụng nhiều nhất cho hệ thống âm thanh phòng họp, phòng hội thảo, phòng hội nghị. Bởi vì loại micro này thiết kế theo kiểu chân đế cố định đặt bàn. Khi cần sử dụng bạn chỉ cần bấm nút trên micro là mic hoạt động. Micro cổ ngỗng để bàn cũng có rất nhiều loại để bạn lựa chọn phù hợp với mục đích của mình. Và từng loại micro cổ ngỗng để bàn, để bục như sau:
Micro cổ ngỗng để bục phát biểu
Bục phát biểu thường có mặt trong các phòng hội trường, phòng họp của trường học, bệnh viện, nhà nước, ủy ban, nhà thờ … trên bục phát biểu người ta sẽ đặt một micro cổ ngỗng dạng này.
Micro cổ ngỗng để bục phát biểu thường là loại micro 1 chiếc và có dây dẫn tín hiệu âm thanh. Dây tín hiệu âm thanh sẽ được cắm trực tiếp vào thiết bị xử lý âm thanh. Micro cổ ngỗng một mic sử dụng nhiều cho âm thanh phòng họp có bục đứng phát biểu.
Dòng micro cổ ngỗng để bục này có khá là nhiều thương hiệu, mẫu mã khác nhau. Mình đề xuất bạn tìm hiểu và lựa chọn những sản phẩm dưới đây.
+ Micro OBT 8052A, OBT C806, micro Toa EM 380, micro JTS ST5030 / GM 5218L
Micro hội thảo hội nghị theo bộ
Phòng họp của bạn đang có yêu cầu cao hơn, không phải một người đứng bục để phát biểu, để nói nữa. Mà giờ đây bạn cần trong phòng ai cũng có thể phát biểu, ai cũng có thể nói được thì ta cần phải sử dụng giải pháp micro theo bộ này.
Ví dụ công ty bạn thường xuyên có cuộc họp giữa giám đốc và các trưởng phòng. Công ty nhỏ thì có 4-5 trưởng phòng, công ty lớn thì có 10-20 trưởng phòng. Lớn hơn nữa thì có đến 40-50 trưởng phòng. Vậy thì để các trưởng phòng ai cũng nói được, thì ta phải chuẩn bị cho mỗi người 1 micro. Để đáp ứng được điều này thì ta phải sử dụng micro hội thảo hội nghị theo bộ.
Có 1 điểm đặc biệt, nổi trội ở micro hội nghị, hội thảo đang có đó chính là tính năng micro chủ tọa. Tính năng chủ tọa là tính năng mà khi giám đốc muốn tắt toàn bộ micro của các trưởng phòng, thì giám đốc sẽ bấm trực tiếp trên micro chủ tọa. Tính năng này cực kì hiệu quả và không thể thiếu trong hệ thống âm thanh phòng họp đông người.
+ Đề xuất để bạn lựa chọn và tìm hiểu sản phẩm sau: Bộ micro hội thảo OBT 3000, bộ micro hội thảo OBT 7800, Bộ micro hội thảo Toa TS 780, Bộ micro hội thảo Toa TS 910, Bộ micro hội thảo Bosch CCS 1000D.
Micro cầm tay
Là loại micro thường dùng để biểu diễn, hát karaoke, thuyết trình, dạy học … nhưng có lẽ sử dụng nhiều nhất có lẽ là để biểu diễn và hát karaoke. Bởi vì dòng micro cầm tay tối ưu nhiều nhất cho cái mục đích này. Bởi vì ưu điểm lớn nhất của micro cầm tay đó là thuận tiện khi trao đổi, di chuyển. Nếu hệ thống âm thanh phòng họp của bạn mà cần tính linh hoạt của micro thì đây chính là lựa chọn tốt cho bạn.
Micro cầm tay không dây
Hệ thống âm thanh phòng họp của bạn nếu không phải là kiểu hội nghị, hội thảo thì chắc chắn rằng bạn phải sử dụng loại micro không dây cầm tay này. Nếu quy mô phòng họp lớn 40-50 người dự họp, và họp theo kiểu 1 người nói và những người còn lại đa phần ngồi nghe. Thỉnh thoảng có người phát biểu thì micro không dây cầm tay sẽ phát huy tác dụng.
Bộ micro không dây cầm tay thường là bộ có 2 micro. Loại micro không dây này bạn chắc chắn bắt gặp rất nhiều rồi. Đề xuất bạn lựa chọn và sử dụng sản phẩm sau: micro OBT 8668, micro OBT PA900, micro Shure, micro JBL
Micro cầm tay có dây
Là loại micro cầm tay nhưng phải cắm trực tiếp vào thiết bị xử lý âm thanh. Đây là loại micro ít được lựa chọn nhất hiện nay. Bởi vì micro có dây cắm cầm rất vường víu, không thoải mái. Không những thế mà tín hiệu âm thanh có thể ảnh hưởng bất cứ lúc nào khi mà tiếp xúc giữa dây tín hiệu và đầu micro không tốt.
Bù lại những vấn đề đó thì micro có giá cực kì rẻ. Với hệ thống âm thanh phòng họp đầu tư chi phí cực kì thấp thì bạn mới lựa chọn phương án này. Đây là phương án đường cùng bởi vì chất lượng âm thanh kém, độ bền không cao.
Đề xuất sản phẩm để bạn tìm hiểu và lựa chọn : Micro OBT 1200, micro OBT 1300, micro Toa, micro Shure
Micro cài đầu, cài áo
Là loại micro thường sử dụng để thuyết trình, giảng bài, biểu diễn … trong hệ thống âm thanh phòng họp thì khá là ít lựa chọn sử dụng loại micro cài đầu, cài áo này. Nhưng mình vẫn giới thiệu đến bạn để bạn có thể tìm hiểu và lựa chọn nếu có nhu cầu.
Đề xuất sản phẩm để bạn tìm hiểu và lựa chọn : Micro OBT 5325, micro Toa, micro Shure.
Thiết bị xử lý tín hiệu âm thanh
Là thiết bị tiếp nhận tín hiệu âm thanh từ bộ micro và sau đó sẽ xử lý tín dải tín hiệu âm thanh này sao cho đạt yêu cầu. Những vấn đề mà ta phải xử lý tín hiệu đó là vấn đề hú rít, vấn đề độ vang độ nhại tiếng, vấn đề độ nhạy độ bắt micro … Để xử lý những vấn đề trên một cách triệt để thì bạn cần phải có thiết bị xử lý. Những thiết bị dưới đây sẽ xử lý vấn đề âm thanh phòng họp của bạn.
Thiết bị xử lý vang
Là thiết bị xử lý tín hiệu âm thanh mà người ta hay gọi là thiết bị tạo tiếng vang. Thiết bị tạo tiếng vang được chia làm 2 loại đó chính là vang cơ và vang số. Vang số là thiết bị cao cấp căn chỉnh thông qua phần mềm. Còn vang cơ thì là thiết bị bạn chỉnh bằng tay, chỉnh ngay trên thiết bị. Âm thanh phòng họp hay nhất là khi sử dụng vang số.
Ưu và nhược điểm của vang số : Với thiết bị vang số thì đây là thiết bị xử lý tín hiệu có hiệu năng cao. Bạn dễ dàng xử lý triệt để vấn mà mình đã nêu trên đó chính là vấn đề hú rít, vấn đề độ vang độ nhại tiếng, vấn đề độ nhạy độ bắt micro … Sử dụng vang số thì chất lượng âm thanh sẽ cực chuẩn và cực hay. Bên cạnh đó thì thiết kế của sản phẩm cũng rất nhỏ gọn. Nhược điểm của thiết bị vang số đó chính là phải có chuyên môn mới chỉnh được & giá thành của nó cao hơn nhiều so với vang cơ.
Đề xuất vang số để bạn lựa chọn và tìm hiểu : Vang số OBT X6, vang DBX
Ưu và nhược điểm của vang cơ: Với thiết bị vang cơ thì đây là thiết bị xử lý tín hiệu có hiệu năng tâm trung. Nghĩa là mức độ xử lý âm thanh ở tầm 70-85%. Ưu điểm chính của vang cơ đó là dễ dàng điều chỉnh, giá thành sản phẩm thấp. Nhược điểm của vang cơ đó là không xử lý tín hiệu âm thanh triệt để.
Đề xuất vang cơ để bạn lựa chọn và tìm hiểu : Vang cơ Nex FX8, vang DBX
Bàn trộn mixer
Là thiết bị trộn âm thanh dễ dàng điều chỉnh tín hiệu âm thanh đầu vào, đầu ra một cách dễ dàng. Bàn trộn mixer có rất nhiều cổng vào tín hiệu micro, tín hiệu âm thanh. Bạn dễ dàng tăng giảm âm lượng micro này, micro kia theo ý muốn. Tính năng này khác biệt hoàn toàn so với các thiết bị vang.
Ưu và nhược điểm của bàn trộn mixer: Với bàn trộn mixer bạn có thể điều khiển độc lập từng micro một cách dễ dàng. Thường thì hội trường, sân khấu sử dụng bàn trộn mixer là nhiều. Bàn trộn mixer xử lý âm thanh cũng rất là hay. Nhưng để sử dụng cho âm thanh phòng họp thì cũng không hợp mục đích và triệt để. Nhược điểm của bàn trộn mixer đó chính là khá to và cồng kềnh.
Đề xuất bàn trộn mixer để bạn lựa chọn và tìm hiểu : Mixer Soundcraf, Mixer yamaha, mixer dinacord
Loa phòng họp
Là thiết bị phóng đại âm thanh to hơn bình thường gấp nhiều lần giúp cho âm thanh lan tỏa trong một khoảng không gian diện tích rộng. Loa là thiết bị quan trọng có tầm ảnh hưởng nhiều đến hệ thống âm thanh phòng họp. Loa phòng họp có rất nhiều loại nhưng sử dụng nhiều nhất là 2 loại dưới đây:
Loa âm trần
Là loại loa được gắn trực tiếp lên trần và chỉ thò ra mặt loa để phát âm thanh. Nhưng lên nhớ là trần thạch cao, trần gỗ như hiện nay nhé. Còn với những loại trần bê tông thì ta không thể lắp loa âm trần được. Hiện nay âm thanh phòng họp sử dụng loa âm trần cũng rất nhiều. Bởi vì loa có tính thẩm mỹ cao và chất lượng âm thanh cũng rất tốt.
Loa âm trần hiện nay có rất nhiều thương hiệu có sản phẩm chất lượng, bạn có thể tham khảo những sản phẩm sau: loa âm trần bose, loa âm trần jbl, loa obt, loa toa, loa bosch
Loa treo tường
Là loại loa gắn trên tường cung cấp âm thanh chất lượng âm thanh ổn định và hay nhất. Thường thì loa treo tường sẽ cho âm thanh to, ấm hơn là khi sử dụng loa âm trần. Với những phòng lớn thì từ âm thanh phòng họp bạn có thể kết hợp luôn sang âm thanh sân khấu, âm thanh sự kiện.
Loa treo tường cũng có rất nhiều loại phục vụ cho phòng họp, hội trường, sân khấu, sự kiện … Bạn có thể tìm hiểu và lựa chọn một số sản phẩm dưới đây nhé: Loa Bose, jbl, obt, toa, bosch
Amply hoặc cục đẩy công suất
Là thiết bị có chức năng đẩy tín hiệu âm thanh từ công suất nhỏ lên công suất lớn và ra loa. Tuy rằng chức năng chỉ cơ bản là thế nhưng một hệ thống âm thanh phòng họp không thể thiếu thiết bị amply / cục đẩy này. Với công suất của loa nhỏ thì ta dùng amply và công suất của loa lớn thì ta dùng cục đẩy.
Amply cho phòng họp
Là thiết bị đẩy tín hiệu âm thanh có mức công suất thấp khoảng 600W đổ lại. Thường thì amply có tính hợp sẵn chức năng mixer cơ bản như là điều chỉnh bass, trung, tress. Nhưng với chức năng cơ bản của mixer này thì chắc chắn âm thanh phòng họp của bạn sẽ bị hú, rít khủng khiếp. Bạn vẫn phải sử dụng thêm các thiết bị xử lý âm thanh.
Để xuất amply để bạn lựa chọn và sử dụng : Amply OBT LA, Amply OBT 6150, Amply Toa
Cục đẩy công suất
Là thiết bị đẩy tín hiệu âm thanh có mức công suất cao. Cục đẩy thường được sử dụng cho hệ thống âm thanh phòng họp có loa công suất lớn. Mỗi loa sử dụng từ 250W / 1 loa trở lên. Cục đẩy công suất chắng có chức năng gì ngoài việc đẩy công suất. Vì thế mà khi sử dụng cục đẩy là bắt buộc bạn phải sử dụng thêm thiết bị xử lý tín hiệu.
Để xuất amply để bạn lựa chọn và sử dụng : Cục đẩy OBT, Cục đẩy Crown, Cục đẩy Bosa, Cục đẩy CARD
Báo giá hệ thống âm thanh phòng họp
Hiện tại mình chưa biết bạn muốn lắp đặt hệ thống âm thanh phòng họp như thế nào, vì mình chưa khảo sát và nắm bắt được nhu cầu, mong muốn của bạn. Những báo giá dưới đây là một số phòng họp mà Âm Thanh AHK đã thi công lắp đặt. Bạn có thể tham khảo qua những báo giá dưới đây nhé.
Báo giá hệ thống âm thanh phòng họp lớn trường đại học ngân hàng : Báo giá
Báo giá hệ thống âm thanh phòng họp nhiều micro trường đại học ngân hàng : Báo giá