0965.546.488

Thiết kế và bố trí loa phòng nghe nhạc

Tư vấn hỗ trợ thiết bị dàn âm thanh nghe nhạc hoàn hảo cho căn phòng của bạn

Thiết kế và bố trí loa phòng nghe nhạc

Phòng nghe nhạc

Bạn là kỹ sư, công nhân, hay bác sĩ… trung niên, thanh niên hay đã có tuổi. Bạn luôn muốn có một không gian thư giãn sau những giờ làm việc vất vả ngay tại ngôi nhà của mình. Đơn giản là bạn cần ngay cho mình một căn phòng nghe nhạc giúp bạn thư giãn thả hồn khỏi chốn đô thị ồn ào. Nhưng bạn không phải là chuyên gia và không có kinh nghiệm. Hãy để tôi giúp bạn có được căn phòng như ý.

–         Diện tích căn phòng: Tùy vào số người sử dụng mà chúng ta lựa chọn căn phòng có diện tích sao cho hợp lý không tạo cảm giác chật hẹp và mênh mông quá. Yếu tố diện tích cũng rất quan trọng ảnh hưởng đến việc lựa chọn công suất loa cho phòng.

–         Chọn loa : Trước hết bạn phải chọn cho mình những chiếc loa có tính năng nghe nhạc chứ không phải là các loại loa như loa hội trường , loa thông báo … Sau đó là công suất loa sao cho phù hợp với căn phòng nghe nhạc của mình. Ví dụ: Một căn phòng nghe nhạc lớn thì không thể chọn loa có công suất nhỏ được hoặc một căn phòng nhỏ cũng không lên chọn loa có công suất lớn làm gì. Bên cạnh đó bạn cũng lên chọn các dòng sản phẩm có thương hiệu chất lượng để đảm bảo có được căn phòng nghe nhạc hoàn hảo

Thiết kế và bố trí loa phòng nghe nhạc 1

Thiết kế và bố trí loa phòng nghe nhạc 2

Loa nghe nhạc

        Bố trí loa : Hãy bố trí loa theo nguyên tắc hình tam giác tức là các loa hướng vào vị trí người nghe. Hoặc một căn phòng lắp đặt nhiều loa thì hãy bố trí các loa cách đều nhau và cách đều vị trí loa.

Thiết kế và bố trí loa phòng nghe nhạc 3

Bố trí loa

–        Các vị trí của loa: Loa hãy để xa các bức tường bởi vì khi để loa để gần các bức tường chúng sẽ làm tăng bass, gây méo tiếng khi nghe. Không để vật cản trên đường từ loa đến tai như thế sẽ làm giảm chất lượng của âm thanh.

Thiết kế và bố trí loa phòng nghe nhạc 4

Bố trí loa

–         Vị trí nghe: Lên để vị trí ngồi nghe ở giữa căn phòng hoặc tối thiểu là chánh xa các bức tường. Để khi nghe nhạc thì âm thanh sẽ là trực tiếp và tập trung.

–         Giảm trầm ở loa có thiết kế bass refle, lỗ hơi phía sau:
Đối với loa có thiết kế bass reflex lỗ hơi phía sau, nếu sau khi thực hiện các nguyên tắc trên mà bass vẫn bị dư thì bạn có thể sử dụng một tấm vải cũ, hoặc mousse xốp chèn vào lỗ hơi. Làm như vậy bạn sẽ giảm được khoảng từ 30 đến 50 Hz cộng hưởng của thùng loa.

–         Giảm chói ở dải cao:
Một thủ thuật nhỏ để giảm những âm treble bị chói: Bạn hãy thử với một tấm thảm lót sàn. Không dùng loa thiết kế bass reflex ở phòng nghe có diện tích nhỏ

Theo những nguyên tắc trên, việc trang bị loa có thiết kế bass reflex trong phòng nghe có diện tích nhỏ là một điều nên tránh. Ở phòng nhỏ, khoảng cách giữa tường trước, tường sau nhỏ nên tần số cộng hưởng sẽ rất dễ trùng với tần số của loa, nhất là thiết kế bass reflex. Nhưng nếu đã trang bị một đôi, bạn hãy dùng những nguyên tắc đã kể trên để giảm cộng hưởng.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *