7 Mẹo – lắp đặt Loa Âm Trần Nhanh giúp bạn dễ dàng lắp đặt hệ thống loa âm trần tại nhà mà vẫn đẹp và chuẩn kỹ thuật. Âm Thanh AHK chia sẻ kiến thức về cách lắp đặt loa âm trần chi tiết từ A-Z đảm bảo chuẩn kỹ thuật. Với những kỹ thuật và mẹo lắp đặt này AHK đã thi công loa âm trần hàng ngàn công trình vô cùng nhanh chóng. Tham khảo bài viết dưới đây nhé.
7 Bước lắp đặt loa âm trần
Âm Thanh AHK giới thiệu quy trình cách lắp đặt loa âm trần cho cả một hệ thống âm thanh hoàn chỉnh. Dựa vào các bước hướng dẫn chi tiết dưới đây, bạn chắc chắn có thế lắp đặt loa âm trần một cách dễ dàng. Dưới đây là các bước lắp đặt loa âm trần được chúng tôi mô tả chi tiết và cụ thể nhất.
Bước 1: Khảo sát công trình và tính toán số lượng loa
Ở bước 1 này bạn sẽ phải đến trực tiếp công trình để khảo sát thực địa, thực tế của công trình như thế nào, méo mó tròn vuông ra sao. Khảo sát thực tế sẽ có cái nhìn tổng quan và ước tính số lượng loa thực tế mà cần phải sử dụng cho công trình. Vậy khảo sát thực địa là cụ thể bạn phải nắm được những thông tin sau:
- Độ giật cấp của trần thạch cao: Thông số này sẽ cho bạn biết có thể sử dụng loa có độ dày bao nhiêu. Ví dụ giật cấp 10cm thì bạn chỉ dùng được loa âm trần thạch cao có độ dày nhỏ hơn 10cm.
- Diện tích không gian sử dụng: Dựa vào diện tích không gian sử dụng loa thì bạn sẽ ước tính được bố trí số lượng loa phù hợp. Ví dụ diện tích sử dụng 60m2 thì bạn dùng 4-6 loa là được.
- Đường đi dây loa: Thông tin này rất là quan trọng, bạn cần phải tìm ra cách đi dây loa sao cho thuận tiện, thẩm mỹ nhất. Tránh tình trạng dây loa lộ thiện để mắt nhìn thấy rất là xấu.
Bước 2: Chuẩn bị thiết bị và dụng cụ
Sau khi đã khảo sát kỹ công trình và tính toán được số lượng loa thì bạn bắt đầu đi chuẩn bị thiết bị và dụng cụ để lắp đặt loa âm trần thành một hệ thống âm thanh hoàn chỉnh. Khi chuẩn bị đầy đủ rồi thì khi bắt đầu tiến hành lắp đặt bạn sẽ không phải mất thời gian chạy đi tìm kiếm. Nội dung chuẩn bị thiết bị và dụng cụ như sau:
Chuẩn bị thiết bị:
- Loa âm trần : Số lượng loa đã tính toán ở bước 1
- Amply : Thiết bị điều khiển hệ thống loa. Amply loa âm trần là loại có công suất lớn hơn hoặc bằng tổng công suất của loa. Ví dụ tổng công suất của loa âm trần là 100W thì amply phải có công suất lớn hơn hoặc bằng 100W.
- Máy tính, điện thoại hoặc USB: Đây sẽ là thiết bị truyền tín hiệu vào amply để phát nhạc.
Chuẩn bị dụng cụ:
- Thước mét hoặc máy laze: Mục đích là dùng để đánh dấu vị trí loa
- Khuôn loa hoặc Compa và bút chì : Mục đích là dùng để khoanh tròn vùng khoét lỗ trên mặt trần thạch cao
- Cưa hoặc dao rọc giấy : Mục đích là dùng để cắt phần thạch cao đã khoanh tròn
- Kìm cắt xương: Mục đích là dùng để cắt phần xương thạch cao khi vị trí loa dính phải xương
- Kéo : Mục đích là dùng để tước dây loa
- Băng dính điện: Mục đích là dùng để cuốn phần đấu nối giữa dây loa và dây có sẵn trên loa
- Máy bắn vít hoặc tua vít: Mục đích là dùng để xoáy ốc vít trên loa
Bước 3: Đánh dấu vị trí lắp đặt loa âm trần
Sau khi đã chuẩn bị xong thiết bị, chuẩn bị xong các dụng cụ phục vụ cho lắp đặt thì bạn bắt đầu tiến hành lắp loa. Mỗi bước đều cần bạn phải tỉ mỉ và thực hiện đúng thao tác, thì khi đến cuối cùng bạn mới nhận được thành quả xứng đáng cho những cố gắng, nỗ lực của mình.
Thao tác ở bước này như sau:
- Xác định vị trí loa âm trần : Vị trí loa thường sẽ có vị trí là trung tâm giữa các đèn âm trần, hoặc vị trí đối xứng với một thiết bị gì đó trên trần.
- Sử dụng thước đo hoặc máy laze để xác định được vị trí tâm loa một cách chính xác. Ví dụ loa đặt giữa 2 đèn led âm trần thì vị trí của loa là trung điểm của 2 đèn led âm trần đó.
- Sử dụng khuôn có sẵn hoặc compa để vẽ vòng tròn khoét lỗ trên mặt thạch cao. Lưu ý thông số khoét lỗ bạn cần phải đọc trước khi thực hiện.
Làm từng thao tác và xong thao tác thứ 3 là bạn đã hoàn thành bước thứ 3 này.
Bước 4: Khoét lỗ loa âm trần
Sau khi bạn đã định vị được vị trí và vẽ vòng tròn khoét lỗ loa âm trần rồi thì bạn sẽ chuyển sang bước 4 này. Dụng cụ sử dụng cho bước 4 này sẽ là dao rọc giấy, cưa, kìm cắt xương.
Thao tác ở bước này như sau:
- Sử dụng dao rọc giấy lia theo vết mực đã khoanh tròn ở bước 3. Cần phải cẩn thận và từ từ, tránh để mạnh tay sẽ rạch hẳn ra ngoài vòng tròn đã vẽ. Mục đích của việc này là tạo rãnh sâu trên thạch cao theo vòng tròn đã vẽ.
- Sử dụng cưa nhỏ, cưa theo đường rãnh vừa tạo từ dao rọc giấy. Khi cưa bạn sẽ cảm thấy dễ dàng hơn khi mà cưa thông thường. Thao tác cưa cũng phải hết sức nhẹ nhàng và cẩn thận.
- Sử dụng kìm cắt xương và cắt phần xương thạch cao nếu có đi qua vị trí loa. Khi cắt xương tại một không gian chật hẹp với cái lỗ nhỏ gần 20cm thì khá là khó chịu. Vì thế mà bạn cũng từ từ cắt một chút một.
Lặp đi lặp lại từng thao tác này với các lỗ loa thì bạn chuyển sang bước 5.
Bước 5: Kéo dây kết nối loa âm trần
Dây loa là vật liệu kết nối các loa với amply. Không có dây loa thì loa không thể nào hoạt động được. Chính vì thế mà bằng cách nào đó bạn cần phải kéo được dây loa từ vị trí amply đến loa. Ở bước 1 bạn đã khảo sát đường đi dây rồi thì ở bước 5 này bạn tiến hành thôi.
Thao tác ở bước này như sau:
- Đưa dây loa lên trần thạch cao thông qua lỗ lắp loa đã khoét. Sau đó định hình chiếc loa gần nhất rồi đưa dây loa về hướng đó. Loa sẽ đi dây từ loa này đến loa khác tiết kiệm tối đa dây loa.
- Tháo các đèn led âm trần xuống: Lợi dụng các lỗ của đèn led âm trần mà bạn đi dây từ loa này sang loa kia.
- Sau khi đi dây loa xong, đi dây loa hoàn thiện rồi thì bạn lắp hết lại các đèn led âm trần như cũ, trả lại mặt bằng trần như trước đây.
Lưu ý: Cần hết sức cẩn thận tránh làm bẩn mặt trần thạch cao, bẩn qua thì bạn lại mất công sơn lại trần thạch cao.
Bước 6: Đấu nối dây dẫn với loa, với amply
Sau khi đã đi dây từ amply đến tất cả vị trí loa thì bạn bắt đầu đấu nối dây với loa. Để theo một quy chuẩn thì cần phải xác định dây + và dây – của dây loa. Thường thì dây + là dây có màu nổi bật (đỏ, cam) còn dây – là dây có màu tối (đen, trắng). Dụng cụ ở bước này đó là kéo và băng dính điện, tua vít hoặc máy bắn vít.
Cách đấu loa âm trần như sau:
- Bạn dùng kéo tách lớp vỏ (ngoài cùng) dây loa ra 1 đoạn 4cm. Tiếp tục tách lớp vỏ (lõi dây) ra 1 đoạn 2cm. Lưu ý cần phải thận trọng dùng lực vừa đủ tránh làm đứt đoạn dây đồng bên trong.
- Bạn dùng kéo tách lớp vỏ dây trên loa tương tự như thao tác trên để lộ ra lớp đồng.
- Dây + xoắn lại với dây + trên loa. Dây – xoắn lại với dây – trên loa. Xoắn dây làm sao cho đẹp và chắc chắn.
- Sử dụng băng dính điện bọc lại phần dây xoắn để bảo vệ dây tránh tiếp xúc với nước, tránh tiếp xúc với các kim loại khác.
- Sử dụng tua vít hoặc máy bắn vít cố định loa trên trần thạch cao. Với những loa cố định bằng kẹp có gắn lò xo thì không cần sử dụng máy bắn vít.
Thực hiện lặp đi lặp lại các thao tác với từng vị trí loa cho đến chiếc loa cuối cùng. Sau khi hoàn thiện xong thế là bạn đã kết nối tất cả các loa với dây loa tạo thành một hệ thống.
Cách kết nối loa âm trần với amply. Thao tác như sau:
- Sử dụng kéo loại bỏ vỏ dây loa như thao tác ở trên
- Dây + kết nối với cổng 100V trên amply. Dây – kết nối với cổng COM trên amply
Bước 7: Thử nghiệm
Sau khi đã kết nối hoàn thiện hệ thống loa âm trần rồi thì bạn bắt đầu chạy thử nghiệm tiêu chuẩn hệ thống. Kiểm tra từng tính năng một của hệ thống
- Chạy nhạc bằng USB: bạn chuẩn bị 1 USB có file nhạc MP3. Cắm trực tiếp USB vào amply là amply sẽ tự động phát nhạc. Điều chỉnh nhạc bằng núm MP3.
- Chạy nhạc qua Bluetooth: Bạn chuyển chế độ amply sang chế độ Bluetooth. Dùng điện thoại kết nối với bluetooth và phát nhạc qua điện thoại. Điều chỉnh nhạc bằng núm MP3.
- Chạy nhạc qua dây tín hiệu 1 đầu 3.5mm – 2 đầu RCA. 2 đầu RCA sẽ cắm vào cổng AUX IN của amply, đầu 3.5mm sẽ cắm vào máy tính hoặc điện thoại. Điều chỉnh nhạc bằng núm AUX.
Trên đây chúng tôi vừa chia sẻ cách lắp loa âm trần mà bạn có thể tham khảo và làm theo. Nếu có chỗ nào cần hỗ trợ hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được trợ giúp.
Tìm hiểu thêm trong : Chuyên mục loa âm trần |
7 Mẹo nhỏ khi lắp đặt loa âm trần
Khi bạn làm một công việc nhiều lần và trong nhiều năm liền, thì chắc chắn bạn sẽ là bậc thầy trong lĩnh vực đó. Chúng tôi cũng thế, lắp đặt một hệ thống âm thanh hàng nghìn lần trong nhiều năm liền và chúng tôi khẳng định mình là bậc thầy trong lĩnh vực này. Với sự dày dặn kinh nghiệm của mình chúng tôi sẽ chia sẻ bạn những mẹo nhỏ này.
1. Tránh các xương thạch cao
Khi lắp loa âm trần một trong những nguyên nhân khiến bạn bực mình và tốt thời gian nhất đó chính là vị trí lắp loa vướng xương thạch cao. Nếu vướng xương thạch cao thì bạn phải dùng kìm cắt xương, máy cắt để cắt rất mất thời gian và công sức chưa kể nó có thể làm bạn bị thương. Do đó, tốt nhất bạn nên tránh các vị trí xương thạch cao ra.
Mẹo : Mở các lỗ đèn âm trần bên cạnh vị trí loa bạn muốn lắp đặt. Sau đó dùng tay và thước để rò các vị trí xương thạch cao. Ước chừng khoảng cách và lựa chọn vị trí tránh các xương thạch cao này.
2. Dùng dao rọc giấy và búa khoét lỗ loa
Khi khoét lỗ loa trần thạch cao thì thường ta sẽ sử dụng cưa để cưa thạch cao. Nhưng khi sử dụng cưa thì sẽ rất là bụi và gây bẩn quần áo, mất vệ sinh không gian trong nhà, bụi bẩn lên các vật dụng trong nhà. Do đó cần phải sử dụng vật dụng khác để cắt lỗ.
Mẹo: Sau khi khoanh lỗ đánh dấu trên trần thạch cao thì ta dùng dao rọc giấy khoanh tròn theo đường tròn đã dánh dấu trước đó. Khoanh các rãnh thật sâu trên thạch cao. Tiếp đến là tạo các rãnh đi qua tâm vòng tròn vừa khoanh (Tạo cành nhiều rãnh thì càng dễ bung thạch cao). Sau khi tạo các rãnh xong bạn dùng búa gõ mạnh vào vị trí vòng tròn để bung phần thạch cao ra.
3. Sử dụng các lỗ đèn khi đi dây
Với các công trình đã hoàn thiện nội thất, đèn thì việc đi dây loa khá là khó, nhiều công trình hẳn là bạn phải đi dây nổi nếu không biết cách. Với những công trình này thường là khó hơn nhiều so với các công trình đang hoàn thiện phần thô.
Mẹo: Tận dụng các lỗ đèn âm trần để đi dây. Mặc dù các lỗ đèn âm trần rất nhỏ nhưng mà ta vẫn có thể tận dụng chúng một cách tối đa. Sử dụng ống gen cứng dài để luồn dây qua các lỗ đèn và đến vị trí mình cần.
4. Dây loa nên là chất liệu đồng
Như bạn thường thấy dây loa chuyên dụng loại trong trong được sử dụng rất nhiều, nhưng đây là loại dây nhôm mạ bạc truyền tín hiệu tốt nhưng độ bền không cao. Với những dàn karaoke thì sử dụng rất tốt nhưng với hệ thống loa âm trần cần phải đi dây xa thì lại không bền.
Mẹo: Sử dụng dây chất liệu đồng, kích thước 2×1.0 trở lên, dây có bọc chống nhiễu, chống giãn để độ bền được tốt hơn.
5. Các đầu nối hãy sử dụng khấu nối
Thông thường tại các đầu nối dấy thì ta thường cuốn dây theo kiểu thông thường. Điều này nhiều lúc sẽ tạo ra điện trở vì mối nối lớn hoặc là mối nối dễ tuột khi mà không chắc chắn.
Mẹo: Sử dụng khấu nối chuyên dụng để nối các đầu dây
6. Nên sử dụng chiết áp
Hiện tại loa âm trần đều là những dòng loa có biến áp. Biến áp sẽ giúp ổn định tín hiệu trước khi vào loa. Do đó cho dù đường dây chạy đi xa hoặc là có trở kháng thì biến áp vẫn có thể ổn định tín hiệu và phát ra âm thanh.
Mẹo: Mỗi vùng âm thanh nên sử dụng biến áp để điều chỉnh âm lượng. Biến áp thường sử dụng cho Spa, salon tóc, showroom …
7. Thử loa trước khi lắp lên
Hãy chắc chắn rằng loa của bạn hoạt động ổn định rồi mới lắp lên trần. Bởi vì khi đã lắp lên trần rồi thì việc tháo chúng xuống trở lên khó hơn nhiều. Chính vì thế hãy chắc chắn là loa bạn lắp lên sẽ thực sự dùng được.
Tìm dịch vụ lắp đặt loa âm trần tại đâu?
Để sử dụng thử và mua sản phẩm này bạn có thể đến trực tiếp 2 showroom của chúng tôi tại:
Số 290A đường Bưởi, phường Vĩnh Phúc, quận Ba Đình, tp Hà Nội
Số 602/41B đường Điện Biên Phủ, phường 22, quận Bình Thạnh, tp Hồ Chí Minh (Maps)
Hoặc
Quý khách hàng gọi ngay Hotline : 0965.546.488 để được trợ giúp và tư vấn
Website : Âm Thanh AHK
Lắp đặt loa âm trần cam kết uy tín tại Âm Thanh AHK!