Âm nhạc là một trong những món ăn tinh thần không thể thiếu trong đời sống nhân dân ta. Nước ta chủ yếu phát triển đặc trưng âm nhạc theo vùng miền, mỗi nơi sẽ có những giai điệu với bản sắc riêng. Theo đó nước ta cũng có đa dạng các loại nhạc cụ vừa cả nhạc cụ truyền thống, vừa cả nhạc cụ du nhập vào nước ta và được Việt hóa để phù hợp với bản sắc Việt Nam ta.
Trong bài viết dưới đây, AHK sẽ giới thiệu đến bạn những loại nhạc cụ đậm đà bản sắc dân tộc phổ biến nhất.
Xem ngay: Kiến thức cơ bản về đàn tranh Xem ngay: Kiến thức cơ bản về đàn guitar điện Xem ngay: Kiến thức về đàn bầu – Top 1 nơi tư vấn chuyên nghiệp |
Đàn bầu Việt Nam
Đàn bầu hay còn được gọi với tên khác là Độc huyền cầm. Đây là một loại nhạc cụ dân tộc được xếp vào loại đàn dây, đàn được người Việt ta sáng chế chỉ với một dây đàn. Đàn chia thành hai loại là đàn bầu tre và đàn bầu gỗ. Dây đàn được làm bằng tơ tằm và hiện nay được thay thành dây sắt và có chiều dài chạy suốt thân đàn. Cần đàn làm bằng tre và sừng trâu.
Sở hữu chất âm ngọt ngào, nhẹ nhàng mà sâu lắng và những giai điệu tuyệt vời, ngân vang loại nhạc cụ dân tộc này không chỉ lôi cuốn người nghe trong nước mà còn chạm vào trái tim của những người nước ngoài.
Đàn tranh (Đàn Tam thập lục)
Đàn tranh cũng thuộc trong những top nhạc cụ dân tộc truyền thống mang đậm đà bản sắc văn hóa Việt Nam. Trải qua bao thăng trầm, đây vẫn là loại nhạc cụ được nhiều người yêu thích và theo học. Sở hữu âm thanh trong trẻo, ngọt ngào, tươi sáng, đàn tranh mang đến cho người nghe sự nhẹ nhàng, du dương mà khó có loại nhạc cụ nào có thể thay thế được.
Đàn tranh có kích thước khá lớn và cũng được đánh giá là khá khó học, vì vậy những bạn đang có ý định học đàn nên chuẩn bị cho mình một sự kiên trì để theo đuổi môn nghệ thuật này. Đàn có thể sử dụng để độc tấu, hòa tấu hay có thể đệm cho người hát. Đàn thường xuất hiện trong các dàn nhã nhạc, nhạc tài tử,…
Đàn nguyệt
Đàn nguyệt hay còn được gọi là đàn Kìm sở hữu hộp đàn hình tròn như mặt trăng rằm, đây cũng là đặc điểm tạo nên tên đặc biệt cho đàn. Loại đàn này thường góp mặt trong các dòng nhạc cung đình hay các dòng nhạc dân gian của nước Việt. Xuất hiện từ thời gian khá sớm và trải qua nhiều thế kỷ, loại đàn này vẫn giữ cho mình vị trí nhất định trong đời sống sinh hoạt của người dân Việt Nam.
Đàn nguyệt phát ra âm thanh vang và sáng, nó có thể chuyển biến linh hoạt từ sôi nổi sang trầm ấm. Đàn thường được sử dụng trong các buổi hòa nhạc trang nghiêm, những cuộc hòa tấu thính phòng trang nhã,…
Đàn nhị (Đàn cò nhị)
Nhắc đến sự lâu đời cổ kính không thể không nhắc đến loại nhạc cụ dân tộc đàn nhị. Có lẽ loại đàn này đã quá quen thuộc và gần gũi với người dân Việt Nam và có vị trí quan trọng trong dàn nhạc cụ dân tộc ta từ thời xa xưa đến hiện tại.
Đàn nhị với những kỹ thuật biểu diễn độc đáo như ngón vuốt, nhấn, rung phong phú và tạo nên những âm thanh vô cùng êm tai, cuốn hút vì vậy thường có mặt trong các dàn nhạc như nhã nhạc, chèo, tuồng, cải lương,… ngày nay đàn nhị còn được thử sức với các bản nhạc với giai điệu buồn và những tác phẩm quê hương.
Đàn tỳ bà
Đàn tỳ bà là loại nhạc cụ dân tộc thể hiện màu sắc âm thanh tươi sáng và đậm chất trữ tình. Màu âm của đàn thoạt nghe khá giống với đàn nguyệt nhưng âm đàn tỳ bà có phần đanh và khô hơn và nghe rõ ràng nhất ở những khoảng âm cao.
Đàn tỳ bà được chạm khắc cầu kỳ với kiểu dáng độc đáo thích hợp với nhiều thế chơi đàn khác nhau mà vẫn tạo nên nét mềm mại, uyển chuyển cho người chơi đàn.
Sáo trúc
Sáo trúc từ xa xưa đã có mối quan hệ mật thiết với đời sống của nhân dân Việt Nam. Sáo có thể được làm từ tre hoặc trúc với chiều dài khoảng 30cm và đường kính khoảng 1.5cm. Sáo trúc sở hữu âm âm thanh trong trẻo, nhẹ nhàng tạo nên âm thanh sáng và tràn đầy cảm xúc. Sáo trúc sở hữu âm vực rộng hai quãng tám nên có thể thoải mái chơi nhiều thể loại nhạc khác nhau đáp ứng hoàn hảo mọi nhu cầu.
Sáo trúc thường được dùng để độc tấu hoặc thường được hòa tấu với dàn nhạc cụ dân gian, dàn nhạc giao hưởng, thính phòng và còn được sử dụng trong dàn nhạc hiện đại.
Xem nhiều bài viết hơn tại chuyên mục : Tin tức âm thanh |
Địa chỉ tham khảo các loại nhạc cụ dân tộc?
Để kiểm tra & mua sản phẩm này bạn có thể đến trực tiếp 2 showroom của AHK tại:
- Số 290A đường Bưởi, phường Vĩnh Phúc, quận Ba Đình, tp Hà Nội
- Số 602/41B đường Điện Biên Phủ, Phường 22, quận Bình Thạnh, tp Hồ Chí Minh (Maps)
Hoặc
- Liên hệ Hotline: 0965.546.488 để được trợ giúp và tư vấn
- Website : Âm Thanh AHK