0965.546.488

Kiến thức về đàn bầu – Top 1 nơi tư vấn chuyên nghiệp

Đàn bầu là một trong những nhạc cụ nổi tiếng của Việt Nam và được nhắc đến khá nhiều vì sự đặc biệt của chúng. Đàn bầu sở hữu âm thanh trong trẻo thể hiện trọn vẹn tình cảm mà người nghệ sỹ muốn thể hiện. Trong bài viết này, Âm Thanh AHK sẽ giới thiệu đến bạn những điều cơ bản về nhạc cụ đàn bầu.

Xem ngay:

Xem ngay:

Xem ngay: Tìm hiểu về bộ chuyển đổi âm thanh từ tivi ra loa

Đàn bầu là gì? Kích thước và cấu trúc của đàn bầu

Đàn bầu hay Độc Huyền Cầm là nhạc cụ thuần Việt và được thế giới công nhận là một trong những cây đàn đặc biệt, độc đáo nhất. Đàn có cấu tạo đơn giản và được làm từ các vật liệu thân thuộc với nhiều người dân Việt như cây tre, bương, vỏ quả bầu,… 

Kiến thức về đàn bầu - Top 1 nơi tư vấn chuyên nghiệp
Kiến thức về đàn bầu – Top 1 nơi tư vấn chuyên nghiệp

Đàn bầu được cấu tạo gồm 8 phần cơ bản là: 

  • Thành đàn: được làm bởi gỗ mun hoặc gỗ cẩm lai hoặc các loại gỗ cứng, có độ bền cao.
  • Mặt đàn: làm từ gỗ ngô đồng.
  • Đáy đàn: được chế tạo từ gỗ ngô đồng chắc chắn
  • Cần (vòi) đàn: được làm từ gỗ hoặc sừng.
  • Bầu đàn: được làm bởi gỗ chắc chắn và đảm bảo có thể bắn vít được.
  • Trục lên dây: được chế tạo xuyên qua thành đàn.
  • Dây đàn: Dây đàn bầu được làm từ dây móc xe hay dây mây, sau này được thay thành dây sắt.
  • Cầu âm (cầu dây)

Hiện nay, đàn bầu được thiết kế theo hai loại phổ biến là từ tre và từ gỗ với những nét riêng, trong đó đàn bầu gỗ được sử dụng khá phổ biến.

Đàn bầu tre: đây là loại đàn có thân được làm từ ống tre hoặc có thể thay thế bằng gỗ bương,… Khi được làm từ ống tre, đàn sẽ cho ra âm thanh hay, chuẩn xác nhất. Với đàn làm từ ống tre, cần lựa chọn ống có kích thước trên dưới 1m và đường kính 12cm.

Đàn bầu gỗ: đàn có thân được làm từ các loại gỗ như gỗ vông, gỗ trắc,… được đóng thành dạng hình hộp với bề dài khoảng 1,1m và bề rộng đầu to khoảng 12,5cm và đầu nhỏ khoảng 9,5cm, chiều cao khoảng 10,5cm.

Những điều cơ bản cần biết về đàn bầu

Xác định âm chuẩn cho dây đàn

Kiến thức về đàn bầu - Top 1 nơi tư vấn chuyên nghiệp
Kiến thức về đàn bầu – Top 1 nơi tư vấn chuyên nghiệp

Ta chia dây từ cần đàn đến ngựa đàn để xác định các nốt:

1/2 dây với nốt Đô 1 cao hơn dây buông một quãng 8.

1/3 dây là nốt Son 1.

1/4 dây là nốt Đô 2.

1/5 dây là nốt Mi 2.

1/6 dây là nốt Son 2.

1/7 dây là nốt Si giáng.

1/8 dây là nốt Đô 3.

Bên cạnh 6 điểm định âm thông dụng: Đô 1, Son 1, Đô 2, Mi 2, Son 2 và Đô 3 còn có thể tạo ra âm thực bằng cách gảy dây buông và thường được gảy gần ngựa đàn thay vì gảy vào các điểm định âm bồi. 

Que đàn và cách sử dụng

Que đàn được làm từ tre được vót tròn như chiếc đũa, dài khoảng 20cm, sau này tre được thay bằng những chất liệu mềm dẻo, dai chắc như cây giang hoặc cây song, được vót bẹt với chiều dài khoảng 6-9cm và độ dày khoảng 4mm với đầu que được đánh bông giúp tiếng gảy êm, mượt hơn. Còn có nghệ sĩ sử dụng móng gảy bằng nhựa giống đàn Nguyệt.

Việc sử dụng que đàn đòi hỏi nhiều kỹ năng chuyên môn và kỹ thuật đặc biệt. Người chơi đàn cầm que bằng tay phải và que được đặt trong lòng bàn tay phải và hơi chếch so với chiều ngang của dây đàn.

Que đàn được đặt lên đốt đầu của hai ngón tay trỏ và giữa và được giữ bởi đốt đầu tiên của ngón cái, đầu nhỏ của que nhô ra khoảng 1,5cm. Hai ngón còn lại hơi cong theo ngón trỏ và ngón giữa. 

Để đàn phát ra âm bội, ta đặt cạnh bàn tay vào điểm phát ra bội âm và gảy nhẹ que đàn. Những điểm cạnh bàn tay chạm vào được gọi là điểm nút và những điểm mà que gảy vào trên dây đàn được gọi là điểm gảy. Cung phím của đàn bầu được xác định là những điểm nút.

Một số kỹ thuật chơi đàn bầu

Kiến thức về đàn bầu - Top 1 nơi tư vấn chuyên nghiệp
Kiến thức về đàn bầu – Top 1 nơi tư vấn chuyên nghiệp

Bên cạnh kỹ thuật chơi cơ bản, người dùng còn kết hợp thêm các kỹ thuật cổ truyền như: kỹ thuật gảy bồi âm, kỹ thuật luyến, vỗ, vuốt, láy,… ngoài ra còn một số kỹ thuật nâng cao khác được nghệ sỹ sáng tạo ra như kỹ thuật gảy 2 chiều, kỹ thuật vê, pizzicato,…

Một số tư thế diễn tấu

Trong quá trình chơi đàn bầu, người chơi có thể đứng hoặc ngồi. Trong đó: 

Với tư thế ngồi không phải sử dụng giá đàn, đàn bầu được đặt trực tiếp xuống chiếu, nền gạch hay mặt đất,… người nghệ sĩ sẽ ngồi hai chân tỳ lên nhau hoặc khoanh chân, đầu gối có thể tỳ nhẹ vào mặt đàn để cố định đàn, tránh bị xê dịch.

Ở tư thế ngồi trên ghế, đàn sẽ được đặt trên giá mang lại vẻ đẹp thẩm mỹ và sự chắc chắn trong quá trình chơi đàn, vì vậy tư thế này hiện nay được sử dụng phổ biến trong trình diễn.

Tư thế đứng thì đàn bầu được đặt trên giá ở vị trí cao hơn so với tư thế ngồi trên ghế, người chơi đàn có thể linh hoạt điều chỉnh giá để đàn phù hợp với nhu cầu của bản thân. Tư thế này thường được nhiều nghệ sĩ sử dụng trong diễn tấu, mang lại nét độc đáo đặc biệt và thể hiện phong cách biểu diễn phóng khoáng, tự nhiên.

Ứng dụng đàn bầu

Đàn bầu có âm thanh phát ra đều là âm bồi nên âm sắc sâu lắng, thâm trầm. Tiếng đàn đôi khi buồn tha thiết, nhưng có lúc ngọt ngào, lãng mạn. Vì vậy đàn thích hợp chơi các giai điệu trữ tình, ngọt ngào tuy nhiên một vài nghệ sĩ sáng tạo còn chơi đàn bầu kết hợp với các nhạc cụ hiện đại khác mang đến một bản hòa âm vô cùng ấn tượng, để đời.

Kiến thức về đàn bầu - Top 1 nơi tư vấn chuyên nghiệp
Kiến thức về đàn bầu – Top 1 nơi tư vấn chuyên nghiệp
Xem nhiều bài viết hơn tại chuyên mục : Tin tức âm thanh

Địa chỉ mua đàn bầu ở đâu?

Để kiểm tra & mua sản phẩm này bạn có thể đến trực tiếp 2 showroom của AHK tại:

  • Số 290A đường Bưởi, phường Vĩnh Phúc, quận Ba Đình, tp Hà Nội
  • Số 602/41B đường Điện Biên Phủ, Phường 22, quận Bình Thạnh, tp Hồ Chí Minh (Maps)

Hoặc

  •         Liên hệ Hotline: 0965.546.488 để được trợ giúp và tư vấn
  •         Website : Âm Thanh AHK