Đàn Tam thập lục nổi tiếng với việc đảm nhiệm vai trò quan trọng, mang theo tinh hoa văn hóa dân tộc, góp phần thúc đẩy nền âm nhạc cổ truyền đến với nhân dân. Trong bài viết này, AHK sẽ đem đến cho bạn những thông tin cơ bản về dòng đàn Tam thập lục.
Xem ngay: Thông tin các loại nhạc cụ dân tộc Xem ngay: Kiến thức về cổ cầm – Top 1 nơi tư vấn uy tín Xem ngay: Kiến thức về đàn bầu – Top 1 nơi tư vấn chuyên nghiệp |
Giới thiệu về đàn Tam thập lục
Đàn Tam thập lục thuộc loại nhạc cụ nhạc khí dây được du nhập từ phương Tây vào các nước châu Á trong đó có Việt Nam. Sau thời gian dài du nhập vào nước ta, loại đàn này đã được Việt hóa nhằm đáp ứng tốt nhất theo lối chơi của người dân ta.
Đàn Tam thập lục ban đầu có 36 dây và sau thời gian cải tiến đã được các nghệ nhân chơi đàn cải tiến bằng cách mắc thêm nhiều dây để tạo ra nhiều âm điệu khác nhau kể cả âm nửa cung. Mục đích của việc thêm thắt này là giúp nghệ sĩ dễ dàng đánh được những bản nhạc có nhiều chuyển điệu.
Đàn Tam thập lục gồm 4 loại được sử dụng phổ biến như:
- Đàn Tam thập lục 9 dây: đây là phiên bản có tuổi đời cao nhất và sở hữu ít dây nhất và có thiết kế đơn giản, vô cùng phù hợp với người mới tập chơi đàn, giúp họ dễ dàng nắm bắt được bộ môn nghệ thuật này.
- Đàn Tam thập lục 36 dây: phiên bản này được đánh giá là bản thuần túy nhất, đàn là sự kết hợp giữa 36 dây cùng 36 con nhạn. Vì đàn khá nhiều dây nên đòi hỏi người luyện đàn cần có sự kiên trì, nhẫn nại.
- Đàn Tam thập lục 44 dây: loại đàn này đã được cải tiến thêm nhiều dây hơn, loại đàn này thích hợp với những nghệ sĩ chơi đàn với kỹ thuật chuyên môn cao.
- Đàn nhiều âm: đàn mới được ra mắt năm 2011 và đã nhanh chóng phát triển mạnh mẽ. Đàn có 21 dây đặt bên phải và 16 dây đặt bên trái giúp người dùng dễ dàng điều chỉnh trong quá trình chơi đàn.
Đặc điểm đàn Tam thập lục
Đàn Tam thập lục hay được gọi với tên mỹ miều khác là đàn Bướm bởi đàn có hình dáng giống con bướm. Với dạng hình thang cân, mặt đàn được sản xuất từ chất liệu gỗ mềm và ở giữa hơi vồng lên, mặt dưới phẳng. Trên mặt đàn là 2 hàng cầu dây hay còn gọi là ngựa đàn, trong đó mỗi hàng cầu từ 16 đến 18 ngựa đàn, hai hàng có ngựa đàn so le nhau.
Cạnh đàn được làm từ chất liệu gỗ cứng, bên phải là trục dây và bên trái là hàng móc gốc dây. Các dây đàn đều làm từ kim loại khi đánh sẽ tạo nên sắc âm thanh thoát, trong trẻo và khi ở âm vực cao, nghe khá giống với tiếng của đàn tranh. Vì loại đàn này không có bộ chặn âm nên ở khoảng âm trầm, âm thanh sẽ bị nhòe đi và có thể hòa vào nhau.
Dây đàn Tam thập lục được điều chỉnh bởi hệ thống gam nguyên, với những loại đàn được cải tiến và được bổ sung thêm những dây đàn với nhiệm vụ là dây nửa âm, khiến cho đàn có thể chơi được cả những bản nhạc phương Tây có những nốt nửa cung.
Nhìn chung đàn Tam thập lục đều sở hữu âm vực trên 2 quãng tám với các dây đàn nằm đều trên 2 hàng cầu dây. Ngày nay, loại đàn được cải tiến sẽ có âm vực rộng hơn.
- Khoảng âm thấp: Tiếng đàn trầm ấm, vang vọng.
- Khoảng âm giữa: Tiếng đàn dày và trong trẻo.
- Khoảng âm cao: Tiếng đàn sắc sảo và gọn.
Tam thập lục được thiết kế dạng có giá đỡ, cấu tạo của đàn gồm:
- Đầu lớn: kích thước trong khoảng 25-30cm với chiều dài hơn 1m và được thiết kế kiểu nhiều lỗ trống với mục đích giúp âm thoát ra dễ dàng và làm cho tiếng đàn hay hơn.
- Đầu nhỏ: kích thước khoảng 15-20cm.
- Mặt đàn thiết kế từ chất liệu gỗ cao cấp với dạng hình vòm cung nhờ vậy mà mặt đàn có độ sáng bóng nhất định, bảo vệ đàn khỏi các tác nhân ngoại tác.
- Ngựa đàn đặt ở phần giữa giúp cố định dây đàn.
- Dây đàn thập lục được làm từ các sợi tơ hoặc dây kim loại với độ dày mảnh khác nhau, để bảo vệ mình người chơi được khuyến khích sử dụng các móng tay hoặc móng gảy.
Các kỹ thuật cơ bản cần biết khi chơi đàn Tam thập lục
Để học được và chơi nhuần nhuyễn đàn Tam thập lục đòi hỏi người chơi phải có những kiến thức về các kỹ thuật chơi đàn:
- Kỹ thuật gõ riêng từng tay: yêu cầu người chơi gõ riêng thực hiện việc bấm riêng từng tay xuống dây đàn. Với kỹ thuật này tay người chơi khi luyện tập sẽ có cùng cường độ, trường độ và độ cao thấp của hai tay và hai đầu que.
- Kỹ thuật gõ hai tay luân phiên: yêu cầu người chơi cần sự uyển chuyển nhịp nhàng được phối hợp bởi ngón tay, cổ tay và cánh tay với cây đàn.
- Kỹ thuật chống âm: kỹ thuật này cần sự kết hợp nhuần nhuyễn, linh hoạt giữa cổ và cánh tay đảm bảo hai tay gõ hai ngón (ở quãng 8 hoặc khác cao độ) cùng lúc xuống dây đàn phải chắc chắn tiếng đàn đều và chắc.
- Kỹ thuật vuốt – trượt: người chơi sử dụng ngón tay hoặc đuôi que đàn lướt nhanh trên các dây đàn từ dưới lên hoặc ngược lại. Kỹ thuật này sử dụng mang lại âm thanh mạnh mẽ, khỏe khoắn hoặc dịu dàng, nhẹ nhàng.
- Kỹ thuật ngắt tiếng: với kỹ thuật này nhằm mục đích ngắt âm bằng cách sử dụng đồng thời cả hai tay trong đó 1 tay đánh đàn và tay còn lại sử dụng 2-3 ngón để chặn không cho tiếng đàn vang lên.
- Kỹ thuật gảy: sử dụng que đàn hoặc móng tay để gảy dây đàn. Kỹ thuật này chỉ dùng 1-2 ngón tay để bám vào que đàn và các ngón còn lại để thả tự nhiên, đầu que đàn sẽ nghiêng về phía người chơi một góc 65 độ. Người gảy có thể gảy đồng thời một hoặc nhiều dây và thực hiện với 1 hoặc 2 tay.
- Ngoài ra còn một số kỹ thuật khác như kỹ thuật búng, nẩy, vê,… phục vụ cho việc đánh đàn.
Ý nghĩa của đàn Tam thập lục với văn hóa dân tộc
Đàn Tam thập lục giữ vai trò vô cùng quan trọng trong đời sống dân tộc Việt Nam, nắm giữ vị trí chính trong dàn cải lương, sân khấu chèo,… Đàn cũng có thể được sử dụng cho đệm hát, độc tấu, dàn nhạc dân tộc tổng hợp.
Với sự tham gia của đàn Tam thập lục giúp cho dàn nhạc khí Việt Nam trở nên đa dạng. Mang đến ý nghĩa quan trọng trong việc tiếp thu và phát huy những di sản, tinh hoa âm nhạc quốc tế nói chung và nước nhà nói riêng.
Xem nhiều bài viết hơn tại chuyên mục : Tin tức âm thanh |
Địa chỉ mua đàn Tam thập lục ở đâu?
Để kiểm tra & mua sản phẩm này bạn có thể đến trực tiếp 2 showroom của AHK tại:
- Số 290A đường Bưởi, phường Vĩnh Phúc, quận Ba Đình, tp Hà Nội
- Số 602/41B đường Điện Biên Phủ, Phường 22, quận Bình Thạnh, tp Hồ Chí Minh (Maps)
Hoặc
- Liên hệ Hotline: 0965.546.488 để được trợ giúp và tư vấn
- Website : Âm Thanh AHK