0965.546.488

Kiến thức về cổ cầm – Top 1 nơi tư vấn uy tín

Cổ cầm được xếp vào vị trí đầu tiên trong tứ nghệ cổ của Trung Hoa là “cầm, kỳ, thi, họa”. Cổ cầm thuộc một trong những nhạc cụ dân tộc nức tiếng xứ Trung và được biết đến là cây đàn của người quân tử. Trong bài viết này, AHK sẽ giới thiệu đến bạn những thông tin cần thiết về cổ cầm.

Xem ngay:

Xem ngay:

Xem ngay:

Kiến thức về cổ cầm - Top 1 nơi tư vấn uy tín
Kiến thức về cổ cầm – Top 1 nơi tư vấn uy tín

Cổ cầm là gì?

Cổ cầm là một trong những loại nhạc cụ dân tộc Trung Hoa vô cùng phong phú và nổi danh tứ phương. Đây là một môn nghệ thuật đã có tuổi đời từ rất lâu, phải nói là lâu nhất trong lịch sử của nước này và tới nay, loại hình nghệ thuật này vẫn được các thể hệ bảo tồn và phát triển. Không khó khi thấy sự xuất hiện của cổ cầm trong sử sách, văn hóa nghệ thuật, văn học cổ điển của Trung Hoa.

Cổ cầm xuất hiện ở mọi tầng lớp từ thường dân đến trung lưu, thậm chí là cả quý tộc cũng vô cùng mê mẩn với nó. Qua đó thấy được sự quý mến của mọi người với loại đàn này như thế nào.

Nguồn gốc của cổ cầm

Dưới đây là nguồn gốc về mặt truyền thuyết và thực tế của loại hình nhạc cụ cổ này:

Về mặt truyền thuyết

Theo cổ nhân truyền lại rằng thần Phục Hy xưa kia nhận ra phượng hoàng thường không đậu trên loại cây nào khác ngoài cây ngô đồng. Phượng hoàng nổi tiếng với tiếng hót vô cùng tuyệt vời, ấn tượng vì vậy ông nghĩ rằng cây ngô đồng có thể sử dụng là nguyên liệu làm ra loại nhạc cụ chất lượng.

Kiến thức về cổ cầm - Top 1 nơi tư vấn uy tín
Kiến thức về cổ cầm – Top 1 nơi tư vấn uy tín

Phục Hy đã sử dụng phần thân cây ngô đồng làm đàn vì đây là phần hoàn hảo nhất để tạo nên một loại nhạc cụ hay. Do phần ngọn cây có âm lượng trong nhưng không quá cao vì vậy ông đã loại bỏ phần đầu ngọn cây và dùng phần thân cho ra âm thanh hài hòa, đục trong, nặng nhẹ, cao trầm hòa vào nhau. 

Về mặt thực tế

Theo sử sách thì cổ cầm xuất hiện từ lâu cách đây khoảng 4000 năm về trước. Cầm cổ xuất hiện lần đầu tiên vào thời vua Nghiêu, vua Thuấn. Và dựa vào những tài liệu ghi chép thì thời điểm cổ cầm thịnh vượng, đạt đỉnh cao nhất là vào thời nhà Đường.

Thế giới ngày càng phát triển, cổ cầm vẫn giữ nguyên vẹn đặc tính dân gian và vẻ ngoài của mình. Tới thời điểm hiện tại, nhiều loại cầm cổ từ thời nhà Đường, Tống,… vẫn còn được lưu giữ. Nhất là cổ cầm thời nhà Đường không loại cổ cầm nào có thể thay thế về cả mặt nghệ thuật và mặt giá trị lịch sử.

Cấu tạo của cổ cầm

Cổ cầm có kích thước khoảng 120cm bao gồm 3 xích – 6 thốn – 5 phân. Những số này có ý nghĩa rất hay, đại diện cho 365 ngày trong 1 năm. Trong đó, mặt trước của cổ cầm có chiều rộng 8 tấc và mặt sau là 4 tấc tượng trưng với 4 mùa trong năm. Chiếc cầm cổ được tạo ra bằng cách sử dụng 2 tấm gỗ ghép lại nhau, mặt đàn vòm và đáy phẳng. Đàn được làm từ loại gỗ thuộc họ Sam, Ngô Đồng. 

Mặt đàn được thiết kế theo hình vòm trong khi đó có đáy phẳng mang theo ý nghĩa tượng trưng cho trời và đất. Trên đàn có 12 Huy khảm chìm và con số 12 tương trưng cho 12 tháng của năm. Mãi sau này, cổ cầm được khảm thêm 1 Huy là tượng trưng cho tháng nhuận trong năm.

Ban đầu đàn gồm 5 dây tương ứng với ngũ cung, hợp ngũ hành. Sau này, đàn được thêm vào dây thứ 6 và dây thứ 7 với dây thứ 6 được thêm bởi Chu Văn Vương và được gọi là dây Văn, dây thứ 7 do Chu Võ Vương thêm, được gọi là dây Võ.

Dưới đáy của cổ cầm được thiết kế 2 rãnh trong đó có 1 rãnh lớn và 1 rãnh nhỏ. Điều này nhằm âm thanh dễ dàng thoát ra khi đánh đàn. Rãnh lớn được gọi là Long Trì và rãnh nhỏ được gọi là Phượng Chiểu. Bên cạnh đó, phần đáy đàn còn có thêm 2 nhạn túc vừa có tác dụng buộc dây vừa có tác dụng đỡ đàn. 

Kiến thức về cổ cầm - Top 1 nơi tư vấn uy tín
Kiến thức về cổ cầm – Top 1 nơi tư vấn uy tín

Ý nghĩa dây đàn cổ cầm

Đàn cổ cầm ban đầu có 5 dây, dây đầu tiên là dây cung mang ý nghĩa Địa nuôi dưỡng bốn mùa. Dây cung gồm 81 sợi chỉ lụa vì vậy đây là dây lớn nhất trong số 7 dây đàn. Dây cung mang đến âm thanh trầm ấm, uy nghi, trang trọng, chắc chắn tượng trưng cho bậc quân vương.

Dây thứ hai hay còn gọi là dây thương tượng trưng cho mệnh Kim và mùa thu nhẹ nhàng, dễ chịu. Dây này gồm 72 dây lụa tạo nên âm thanh trong trẻo, rõ ràng. Dây này biểu trưng cho bậc công hầu.

Dây thứ ba là dây giốc tượng trưng cho mệnh Mộc và mùa xuân bừng sức sống, gồm 60 sợi chỉ lụa, dây thứ ba trông khá mỏng và dễ dàng rung động dù chỉ là cử động nhỏ. Dây đàn này tượng trưng cho những người dân mộc mạc, bình dị.

Dây thứ tư được gọi với tên là dây chủy, dây đàn này biểu trưng cho mệnh Hỏa hay mùa hè, dây chủy gồm 54 dây lụa mang đến âm thanh tràn đầy năng lượng, dồi dào và thịnh vượng tượng trưng cho thiên nhiên tươi đẹp, đa sức sống.

Dây thứ năm là dây vũ tượng trưng cho mệnh Thủy và mùa đông và biểu tượng cho vạn vật đang sống. 

Còn dây thứ 6 và thứ 7 được thêm vào bởi Chu Văn Vương và Chu Võ Vương. 

Những điều kiêng và cấm kỵ khi gảy cổ cầm

Cổ cầm nổi tiếng và nhận được nhiều sự yêu mến của mọi người. Đàn phổ biến là thế tuy nhiên khi chơi đàn bạn cần chú ý về những điều cơ bản cần lưu ý trong quá trình chơi đàn.

Kể cả người chơi và người thưởng thức cổ cầm đều biết cổ cầm cần sự “tĩnh” và “tịnh”. Nếu không đủ hai yếu tố này, đàn cổ cầm sẽ không thể hiện được tốt nhất khả năng của mình.

Kiến thức về cổ cầm - Top 1 nơi tư vấn uy tín
Kiến thức về cổ cầm – Top 1 nơi tư vấn uy tín

Cổ cầm vang lên trong sáng, thanh cao mang theo âm điệu cổ kính, truyền thống. Người gảy đàn cũng như thưởng thức cần nắm những điều kiêng kỵ sau:

  • Lục kỵ gồm Đại hàn, Đại thử, Đại phong, Đại vũ, Tấn lôi và Đại tuyết.
  • Thất bất đàn: Tấu nhạc trong môi trường ồn ào, có sự cố lộn xộn, nghe tin buồn, tin có đám tang, người chơi không sạch sẽ, trang phục không chỉnh tề, ngay ngắn, không đốt hương, không gặp tri âm, tri kỷ.
Xem nhiều bài viết hơn tại chuyên mục : Tin tức âm thanh

Địa chỉ mua cổ cầm ở đâu?

Để kiểm tra & mua sản phẩm này bạn có thể đến trực tiếp 2 showroom của AHK tại:

  • Số 290A đường Bưởi, phường Vĩnh Phúc, quận Ba Đình, tp Hà Nội
  • Số 602/41B đường Điện Biên Phủ, Phường 22, quận Bình Thạnh, tp Hồ Chí Minh (Maps)

Hoặc

  •         Liên hệ Hotline: 0965.546.488 để được trợ giúp và tư vấn
  •         Website : Âm Thanh AHK