Đàn Nguyệt đã xuất hiện trong đời sống người dân Việt Nam từ nhiều thế kỷ trước, đàn thường góp mặt trong các dàn nhạc Lễ cung đình của các triều đại phong kiến Việt Nam. Đàn Nguyệt có xuất thân từ Trung Hoa và được du nhập vào nước Việt ta từ thời nhà Lý và sau đó được Việt hóa và nhanh chóng trở thành nhạc cụ phổ biến và được yêu thích nhất trong số các nhạc cụ dùng dây gảy của người Việt Nam ta. Hãy cùng Âm Thanh AHK tìm hiểu những thông tin cơ bản về dòng sản phẩm này.
Xem ngay: Kiến thức cơ bản về đàn tranh Xem ngay: Những điều cần biết về đàn Ukulele cho người bắt đầu Xem ngay: Kiến thức về đàn bầu – Top 1 nơi tư vấn chuyên nghiệp |
Đàn Nguyệt là gì? Cấu tạo của đàn Nguyệt
Đàn Nguyệt là loại nhạc cụ dây gảy, đàn còn có tên Việt hóa khác là đàn Kìm, Vọng nguyệt cầm,.. Sở dĩ đàn có tên gọi như vậy bởi mặt đàn được thiết kế dưới dạng hình tròn như trăng rằm. Đàn sở hữu nhiều kỹ năng độc tấu và hòa tấu với nhiều ngón kỹ thuật độc lạ như nhấn, luyến,… và phổ biến từ Bắc vào Nam và thích hợp với nhiều tiếng nói dân tộc.
Cấu tạo của đàn gồm:
- Thùng đàn: có hình tròn dẹt và đáy được phủ kín, giống với hầu hết các loại đàn gảy khác, mặt đàn Nguyệt không có lỗ thoát âm, đàn Nguyệt Bắc có đường kính 36-37cm và Đàn Nguyệt Nam có đường kính 35cm.
- Mặt đàn và máy bàn đều được tạo nên bởi gỗ ngô đồng xốp, nhẹ. Trên mặt đàn được trang bị bộ phận mắc dây đàn còn được gọi là yếm đàn hay ngựa đàn, và thường được làm từ gỗ trắc.
- Thành đàn cũng được làm từ gỗ trắc và cao khoảng 6,4cm đến 7,7cm (đàn Nguyệt Bắc) và 6,1cm đến 6,3cm (đàn Nguyệt Nam). Chiều dài đàn Nguyệt Bắc dao động trong khoảng 104-106cm còn đàn Nguyệt Nam là 101-103cm.
- Phím đàn: gồm 12 phím với 6 phím đàn cố định và 6 phím còn lại được linh động gắn trên mặt đàn. Các phím cao làm từ tre già được gắn cách xa nhau với khoảng cách chênh lệch để thích hợp với hệ thống thang của đàn.
- Trục đàn: hiện nay dùng 2 trục gỗ thay vì 4 trục gỗ so với trước kia, 2 trục gỗ này xuyên ngang qua thành đàn của đầu đàn để mắc 2 dây đàn.
- Dây đàn: thay vì được làm từ tơ se thì ngày nay dây được thay bằng nilon trong đó gồm 1 dây to (dây trầm, dây trong, dây tồn) và 1 dây nhỏ (dây cao, dây ngoài, dây tang). Nhằm đáp ứng nhu cầu chơi nhạc linh hoạt, thường đàn Nguyệt sẽ có 3 loại dây là dây to, dây nhỡ và dây nhỏ.
- Que đàn (móng gảy): được làm từ đồi mồi hoặc sừng hoặc thậm chí là nhựa, có nhiệm vụ gảy các dây đàn, thời xưa những người nghệ nhân thường gảy đàn bằng móng tay dài của họ.
- Bên cạnh đó còn có các bộ phận như Cóc đàn và Nhạn đàn sử dụng để mắc dây.
Màu âm của đàn Nguyệt
Đàn Nguyệt có màu sắc âm nhạc tươi tắn, vui vẻ thể hiện trọn vẹn những cung bậc cảm xúc sâu lắng nhất. Tần âm của đàn Nguyệt rộng hơn hai quãng 8. Khoảng tần âm có thể chia thành 3 khoảng với những đặc điểm:
- Khoảng âm dưới: mang đến tiếng đàn mềm mại, mượt mà, vô cùng ấm áp thích hợp để thể hiện tình cảm sâu lắng.
- Khoảng âm giữa: đây được đánh giá là khoảng âm tốt nhất của đàn Nguyệt với âm thanh phát ra trong trẻo, thanh thoát mà vô cùng vang và tươi vui.
- Khoảng âm cao: trong khoảng này, tiếng đàn phát ra trong nhưng không vang vọng như âm thanh trong khoảng âm giữa.
Tư thế cầm đàn
Tư thế ngồi: gồm 3 kiểu
- Ngồi vắt chéo chân trên ghế
- Ngồi gót chân phải tì vào thang ghế
- Ngồi xếp chân trên chiếu
Cả ba kiểu ngồi đều nên mang lại tâm thái thoải mái, tự nhiên với thành đàn đặt phía dưới tì lên đùi phải. Lưng đàn áp sát người vào cạnh sườn đồng thời nách tì nhẹ lên thành trên của đàn. Tay trái đỡ cần đàn sao cho đầu đàn chếch lên trên và cao hơn tầm vai.
- Tư thế đứng: tư thế này người nghệ nhân sẽ vừa đi vừa đàn, tư thế này ít được sử dụng hơn tư thế ngồi. Đảm bảo cố định đàn và có thể di chuyển linh hoạt, người chơi đàn sẽ đeo đàn bằng một sợi dây. Tay phải đè vào để giữ mặt đàn áp sát thân người đồng thời tay trái nâng cần đàn chếch lên trên.
Vị trí đàn Nguyệt trong dàn nhạc
Phải nói là đàn Nguyệt là nhạc cụ dân tộc được mọi người dân trên mọi miền biết đến, với mỗi vùng miền đàn sẽ tham gia vào các loại hình nghệ thuật đa dạng khác nhau, như ở miền Bắc đàn Nguyệt sẽ được dùng trong Hát Chèo, Hát Chầu Văn; ở miền Trung sẽ gắn bó với Ca Huế còn ở miền Nam đàn Nguyệt sẽ góp mặt trong Cải Lương và Tài Tử. Ngoài ra đàn Nguyệt còn đóng góp vào nhiều loại hình nghệ thuật khác tạo nên vẻ đẹp tuyệt vời cho âm nhạc nước nhà.
Xem nhiều bài viết hơn tại chuyên mục : Tin tức âm thanh |
Địa chỉ mua đàn Nguyệt ở đâu?
Để kiểm tra & mua sản phẩm này bạn có thể đến trực tiếp 2 showroom của AHK tại:
- Số 290A đường Bưởi, phường Vĩnh Phúc, quận Ba Đình, tp Hà Nội
- Số 602/41B đường Điện Biên Phủ, Phường 22, quận Bình Thạnh, tp Hồ Chí Minh (Maps)
Hoặc
- Liên hệ Hotline: 0965.546.488 để được trợ giúp và tư vấn
- Website : Âm Thanh AHK