0965.546.488

Những điều thú vị về đàn dương cầm có thể bạn chưa biết

Đàn dương cầm là một trong những loại nhạc cụ khá quen thuộc với nhiều người, thường xuất hiện trên các video của các nghệ sĩ chơi đường phố. Ở bài viết này, hãy cùng Âm Thanh AHK tìm hiểu thêm về những kiến thức cơ bản về loại nhạc cụ này nhé!

Xem ngay:

Xem ngay:

Xem ngay:

Những điều thú vị về đàn dương cầm có thể bạn chưa biết
Những điều thú vị về đàn dương cầm có thể bạn chưa biết

Đàn dương cầm là gì? Phân loại đàn dương cầm

Đàn dương cầm hay gọi tên khác là đàn piano là loại nhạc cụ thuộc bộ dây, được mọi người biết đến vô cùng phổ biến. Không ngoa khi nói đàn dương cầm chính là vua của các loại đàn bởi âm thanh nó phát ra vô cùng nhẹ nhàng, du dương và dễ dàng chạm vào trái tim người nghe. Trong các buổi biểu diễn âm nhạc hay trong các dàn nhạc lớn, đây là nhạc cụ đóng vai trò khá quan trọng.

Đàn tạo nên âm thanh bằng cách lấy các búa bọc nỉ gõ vào các sợi dây thép, khi ở tần số cộng hưởng dây đàn sẽ ngân vang lên. Âm thanh của dây đàn sẽ được chuyển đến bảng cộng hưởng (bộ phận khuếch đại) để khuếch đại âm thanh.

Đàn dương cầm gồm nhiều loại khác nhau như đàn dương cầm cơ, đàn dương cầm điện và đàn dương cầm số. Trong đó:

  • Đàn dương cầm cơ là loại phổ biến nhất và mang lại chất lượng âm thanh cao, tốt.
  • Đàn dương cầm điện ở loại đàn này hệ thống âm thanh sẽ được tạo nên nhờ công nghệ điện tử được trang bị bên trong đàn, có cấu trúc gọn và giúp cho việc di chuyển thuận tiện hơn.
  • Đàn dương cầm số là sự kết hợp hoàn hảo giữa đàn dương cầm cơ và đàn dương cầm điện, mang đến khả năng kết nối với các thiết bị điện tử.
Những điều thú vị về đàn dương cầm có thể bạn chưa biết
Những điều thú vị về đàn dương cầm có thể bạn chưa biết

Đặc điểm chung của đàn dương cầm

Bàn phím:

Bàn phím đàn dương cầm là một hệ thống các phím bấm trắng đen và mỗi phím đại diện cho một âm thanh. Khi nhấn phím đàn, bên trong đàn dương cầm, một cơ chế sẽ được hoạt động tạo ra sự va chạm giữa dây đàn và búa, tạo nên âm thanh tương ứng. Bàn phím đàn piano cũng được chia nhóm như đàn Organ nhưng nhóm sẽ rộng hơn gồm 7 phím trắng và 5 phím đen. Lực nhấn phím đàn cũng ảnh hưởng đến âm thanh phát ra.

Hệ thống dây đàn: 

Bộ phận này có vai trò tạo ra âm thanh, dây đàn được làm từ chất liệu thép và sở hữu độ căng lớn. Mỗi phím trên đàn tương ứng với một hoặc nhiều dây đàn. Dây đàn đã rung lên khi được búa chạm vào. Đàn piano cũng được trang bị các pedal điều chỉnh độ rung và âm thanh dây đàn.

Hệ thống cần đàn:

Bộ phận này hỗ trợ vào chuyển động từ phím đến búa va chạm vào dây đàn. Khi người chơi nhấn phím, cần đàn sẽ truyền lực trực tiếp từ phím đến búa nhờ hệ thống cơ khí phức tạp. Điều này tạo nên sự linh hoạt và phong phú trong cách chơi đàn.

Những điều thú vị về đàn dương cầm có thể bạn chưa biết
Những điều thú vị về đàn dương cầm có thể bạn chưa biết

Cấu tạo và thành phần của đàn dương cầm

Khung và hộp đàn: bộ phận này có nhiệm vụ duy trì cấu trúc và độ căng dây đàn. Khung đàn thường được sản xuất từ gỗ cứng và chịu áp lực tốt từ đàn và các dây căng. Hộp đàn có thiết kế bắt mắt và hỗ trợ tăng cường âm thanh phát ra từ đàn.

Bộ phận chuyển động: bao gồm búa và cần đàn, bộ phận này phải được duy trì thường xuyên nhằm đảm bảo đàn dương cầm hoạt động tốt.

Hệ thống nắp đàn: với hệ thống này, người chơi có thể điều chỉnh độ rung của dây đàn và âm lượng của đàn. Một cây đàn dương cầm sẽ có 3 nắp bao gồm 1 nắp trên và 2 nắp bên. Nắp đàn được nâng lên sẽ làm cho âm thanh phát ra với âm lượng lớn và rộng hơn.

Phụ kiện đàn dương cầm: phụ kiện mua kèm đàn giúp bảo vệ đàn và người chơi đàn, có thể là ghế đàn khiến người chơi ngồi thoải mái, hoặc bảo vệ phím đàn và bảo vệ nắp đàn giúp bảo vệ đàn khỏi bụi và ẩm mốc.

Lưu ý khi tự học chơi đàn dương cầm

Ngón tay và phím đàn

Để chơi được đàn dương cầm, người chơi cần sử dụng linh hoạt các ngón tay với phím đàn theo sắp xếp sẵn, tay phải và tay trái được sắp xếp theo một cách cụ thể để có thể điều chỉnh dễ dàng. Điều này yêu cầu phải chú trọng và việc rèn luyện kỹ năng và độ linh hoạt của ngón tay trở nên nhuần nhuyễn.

Kỹ thuật chơi đàn

Để chơi được đàn dương cầm cần am hiểu và sử dụng được các kỹ thuật đặc biệt nhằm tạo nên âm thanh phong phú, chuyên nghiệp. Các kỹ thuật kể đến gồm liên âm (legato), cắt âm (staccato), nốt chấm (arpeggio) và nhiều kỹ thuật cơ bản khác. Với việc kết hợp điêu luyện các kỹ thuật này sẽ tạo nên sự biểu diễn sáng tạo và chuyên nghiệp.

Những điều thú vị về đàn dương cầm có thể bạn chưa biết
Những điều thú vị về đàn dương cầm có thể bạn chưa biết

Hướng dẫn học đàn

Người chơi có thể tham khảo các tài liệu và khóa học trực tuyến hoặc tham gia các lớp học offline với sự hướng dẫn của giảng viên chuyên nghiệp. Ngoài ra có thể tham gia vào các câu lạc bộ để được học hỏi nhiều hơn từ mọi người.

Vai trò của đàn dương cầm 

Đàn dương cầm có vai trò quan trọng trong dàn nhạc, đàn có thể đóng vai trò chính hoặc phụ trong các tác phẩm âm nhạc bởi khả năng tạo ra chất âm phong phú, tuyệt vời và giàu cảm xúc. Nó có thể chơi phối hợp với các nhạc cụ khác hoặc chơi độc tấu để tạo nên buổi biểu diễn hoàn hảo.

Đàn có thể chơi đa dạng các loại nhạc như cổ điển, jazz, pop,… vô cùng linh hoạt và truyền tải trọn vẹn cảm xúc và ý nghĩa của bài nhạc, giai điệu du dương làm đốn tim người nghe. Với dương cầm, người chơi có thể tự sáng tác và biểu diễn bản nhạc riêng của mình. Thể hiện bản chất riêng và tạo ra bản nhạc độc đáo.

Xem nhiều bài viết hơn tại chuyên mục : Tin tức âm thanh
Những điều thú vị về đàn dương cầm có thể bạn chưa biết
Những điều thú vị về đàn dương cầm có thể bạn chưa biết

Địa chỉ mua đàn dương cầm ở đâu?

Để kiểm tra & mua sản phẩm này bạn có thể đến trực tiếp 2 showroom của AHK tại:

  • Số 290A đường Bưởi, phường Vĩnh Phúc, quận Ba Đình, tp Hà Nội
  • Số 602/41B đường Điện Biên Phủ, Phường 22, quận Bình Thạnh, tp Hồ Chí Minh (Maps)

Hoặc

  •         Liên hệ Hotline: 0965.546.488 để được trợ giúp và tư vấn
  •         Website : Âm Thanh AHK